Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại

Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại:
  1. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
  2. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
  3. Các văn bản xác nhận về:
Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại
 Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
- Nếu các giấy tờ trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
Chủ thể và hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chủ thể thực hiện:
Đối với Bên nhượng quyền: thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật.
Đối với Bên nhận quyền: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại:
- Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Nội dung hợp đồng: trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
Nội dung của quyền thương mại.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Luật Bravo cung cấp dich vụ liên quan đến nhượng  quyền thương mại.Hãy liên hệ với Luật Bravo để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ tốt nhất

Mọi chi tiết xin liên hệ :
CÔNG TY TNHH tư vấn Luật Bravo
Địa chỉ : Số 2, Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 66 860 796  04 66 860 797
Yahoo + Skype : luatgiatham

0 nhận xét:

Đăng nhận xét